Giao Tiếp Của Trẻ Sơ Sinh

Giao tiếp của trẻ sơ sinh, theo nghĩa rộng nhất của từ này, là thiết lập một mối liên hệ. Con người luôn có khả năng giao tiếp với môi trường của mình và với chính mình. Giao tiếp là một đặc tính cơ bản của sinh vật sống, nó sẽ xuất hiện ngay lập tức được lặp lại và phong phú dần trong quá trình đối thoại với môi trường. Khi không có hoặc có ít phản hồi từ môi trường, trẻ sẽ mất dần sự tương tác. Lượng giao tiếp sẽ giảm, và trong những trường hợp cực đoan, nó có thể khiến trẻ rời bỏ môi trường không có phản hồi đó.

Trẻ sơ sinh có một năng lực giao tiếp rất lớn. Trẻ sơ sinh vận động những phần khác nhau của cơ thể nhằm thu hút sự chú ý trong môi trường, để thiết lập mối quan hệ với nó và thử dùng năng lực của mình trong môi trường mới, nơi trẻ tìm thấy chính mình. Những điệu bộ như thế bao gồm:

  1. Vận động đầu, cánh tay, bàn tay, chân và thân mình.
  2. Nhìn ngó mọi người và các đồ vật ở xung quanh.
  3. Cười
  4. Khóc.

Mỗi phương diện của sự giao tiếp có nhiều biến thể khác nhau và chủng sẽ được sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào hiệu quả chúng tạo ra được. Có rất nhiều thứ có thể làm ngay khi sinh ra và trong một vài ngày sau sinh. Những người có liên quan tới việc chăm sóc trẻ sơ sinh phải nhận thức được tầm quan trọng của giao tiếp nhằm cung cấp cho trẻ điều kiện phát triển tốt hơn.

GIAO TIẾP ĐẶC BIỆT GIỮA MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH

Sự giao tiếp giữa mẹ và bé xứng đáng được gọi bằng tính từ “đặc biệt”, bởi vì trẻ sơ sinh ngay lập tức biểu lộ sự thích thú với người mẹ! Điều này sẽ không làm chúng ta ngạc nhiên nếu chúng ta nhớ rằng, họ đã dành thời gian lâu như thế nào ở bên nhau trong thời kì mang thai và họ đã thiết lập được rất nhiều gắn bó trong mối quan hệ đó.

Ra đời là một bước ngoặt đối với con người và nó sẽ phải đem lại những điều kiện phát triển tốt hơn cho trẻ.

Tất nhiên, điều này cũng đúng với giao tiếp, vì em bé có thể kết nối với mẹ theo nhiều cách khác nhau và phong phú hơn trong thế giới bên ngoài. Em bé có thể nhận ra giọng của mẹ giữa mọi thứ âm thanh của môi trường và sẽ dùng mọi nỗ lực của mình để hướng về phía giọng nói này. Nếu nghe thấy hai giọng nói trong môi trường thì em bé sẽ luôn thích giọng của mẹ hơn.

Nói chuyện chậm rãi với em bé bằng âm điệu nhẹ nhàng ngay lập tức sẽ tạo ra một trạng thái rất ấn tượng của sự tập trung và chú ý vào mặt người nói. Rất nhanh chóng, trẻ sẽ đáp lại bằng một nụ cười. Nếu trải nghiệm này được lặp đi lặp lại và khoảnh khắc gặp gỡ được diễn ra thường xuyên hơn trong ngày, thì nụ cười sẽ xuất hiện nhanh và lâu hơn. Trẻ hiểu rằng giọng nói đó phát ra từ miệng và sẽ thử vận động miệng mình theo miệng người nói.

Khuôn mặt con người có ý nghĩa đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nghiên cứu nó rất kĩ. Khuôn mặt mẹ, khi mẹ nhìn trẻ, là yếu tố tâm quan trọng nhất để trẻ thỏa mān hoàn toàn trong thời gian ăn (mẹ cho trẻ bú). Khuôn mặt là đối tượng ưa thích mà trẻ luôn nhìn vào, và hầu như nó luôn khiến trẻ mỉm cười.

Mặc dù mẹ và trẻ đã có một thời kì dài giao tiếp với nhau qua giọng nói, họ vẫn có thể làm phong phú hơn sự giao tiếp này bằng việc sử dụng thêm thị giác và xúc giác nữa.

Không phải người lớn nào cũng hiểu hết năng lực của giọng nói con người trong việc trấn an và bảo đảm cho trẻ. Dù lý do của sự khó chịu là gì, chúng ta vẫn luôn có thể làm nó ngưng lại, ít nhất là trong một vài phút, bằng việc sử dụng giọng nói nhẹ nhàng yêu thương.

Khả năng cười xuất hiện ngay từ khi sinh ra và nó ngay lập tức trở thành một cách giao tiếp với mẹ, một cách để đáp lại sự hiện diện của mẹ ngay khi trẻ có thể nhìn thấy khuôn mặt mẹ. Trẻ học cách phản ứng tích cực với con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quên rằng khi trẻ lớn dần lên, việc trẻ mỉm cười đáp lại sẽ mang tính chọn lựa hơn. Trẻ sẽ cần thận xem xét những ai mới gặp lần đầu tiên, sẽ cần một thời gian nhất định để chấp nhận và mỉm cười về phía họ.

Sự tiếp xúc hai mắt nhìn nhau giữa mẹ và con sẽ bắt đầu ngay sau khi sinh, khi cuối cùng người mẹ cũng đã có thể nhìn thấy khuôn mặt con mình. Mẹ háo hức muốn nhìn thấy bé và sẽ không chán khi ngắm nhìn, trò chuyện và vuốt ve con. Nếu làm như thế đủ lâu, bé sẽ đáp lại, mở đôi mắt và sẽ có sự giao tiếp bằng mắt giữa hai bên. Điều này sẽ tiếp tục trở thành một phương diện quan trọng trong mối quan hệ mẹ con.

Việc sử dụng giọng nói, nụ cười và đôi mắt sẽ được kết hợp theo những cách thức khác nhau ở từng cặp mẹ – con và sẽ trở thành thứ “ngôn ngữ” cho mối giao tiếp đặc biệt của họ. Điều này cũng giống như ở bất kì cặp đôi đang yêu nào. Không ai trong chúng ta lại biểu lộ cảm xúc theo cùng một kiểu với những người khác nhau. Với mỗi người, chúng ta lại sử dụng một hình thức giao tiếp đặc biệt được tạo nên bởi điệu bộ, vận động cơ thể, từ và cụm từ, những thứ chỉ có ý nghĩa đúng và trọn vẹn khi đặt trong bối cảnh từng mối quan hệ riêng biệt. Thậm chí, chúng ta cũng có thể thay đổi tên thành tên của chú thú cưng trong những khoảnh khắc đặc biệt nào đó của mối quan hệ cặp đôi.

Một hình thức giao tiếp phong phú và phát triển tốt đẹp giữa mẹ và con sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc bảo vệ trẻ khỏi nỗi sợ chia tách. Điều này sẽ dạy trẻ rằng, trẻ có thể giao tiếp với mẹ ngay cả khi không ở trong vòng tay của mẹ. Vì việc ngắm nhìn, trò chuyện và mỉm cười là những thứ có thể được thực hiện từ khoảng cách xa, có thể ở bên nhau mà không cần gắn với nhau. Theo cách này, không gian của mối liên hệ sẽ được mở rộng và năng lực giao tiếp cũng sẽ được tăng lên. Trẻ sẽ trải nghiệm niềm vui sướng của điểu đó, sẽ dần trở thành một người khác biệt dẫn với mẹ và Với những người khác trong môi trường.

GIAO TIẾP CỦA TRẺ VÀ HIỂU BIẾT TỪ NGƯỜI LỚN

Có một khía cạnh của việc giao tiếp mà người lớn cần hiểu rõ nếu muốn giúp trẻ được tốt hơn. Mọi hình thức giao tiếp đều đen lại cho trẻ rất nhiều thông tin về thế giới bên ngoài, về con người và những đối tượng, mà từ những thông tin đó trẻ có thể xây dựng một mối quan hệ, và chúng còn đem lại cho trẻ những thông tin về chính bản thân mình.

Một lần nữa, chúng ta lại thấy những xung lực bên trong đã được lập trình như thế nào cho sự phát triển những cấu phần khác nhau của con người, đặc biệt là cho việc làm giàu hiểu biết.

Thật thú vị khi biết rằng, mọi nỗ lực mà trẻ sơ sinh và trẻ đang học nói dùng để cố gắng giao tiếp với môi trường không chỉ để yêu cầu thức ăn và chăm sóc về mặt thể chất. Tất nhiên, đây cũng là điều rất thiết yếu và cung cấp lợi ích cơ bản, nhưng đó không phải là thứ trẻ bận tâm, dù ở độ tuổi nào đi nữa. Mọi nỗ lực giao tiếp là nhằm tạo ra sự đáp lại về mặt cảm xúc và nhận thức từ môi trường. Một em bé hai đến ba tháng có thể dễ dàng học cách chạm vào điện thoại di động với bàn tay hoặc bàn chân, và có thể nhận ra rằng hoạt động của mình có thể tạo ra kết quả đặc thù theo chủ ý.

Lúc này, trẻ thường xuyên mỉm cười ở khắp nơi, bộc lộ niềm vui trí tuệ khi cảm thấy mình có khả năng kiểm soát thế giới bên ngoài thông qua vận động của mình. Hoạt động tự khám phá quan trọng này chỉ có thể diễn ra được khi trẻ được tự do vận động, khi người lớn có niềm tin nhất định vào khả năng của trẻ và cung cấp cho trẻ những chất liệu thích hợp.

Rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa bao giờ được cho phép có những trải nghiệm này. Thường thì, bất cứ khi nào trẻ yêu cầu cái gì đó hoặc bắt đầu thực hiện việc giao tiếp, trẻ sẽ lại được nhận ngay sự đáp ứng sai lầm: một núm vú cao su, thức ăn hay thậm chí một số hình thức chuyển động nào đó được người lớn thực hiện mà không có sự tham gia tích cực nào từ phía trẻ.

Chúng ta không bao giờ nên bỏ qua cơ hội giao tiếp, hãy nhớ rằng đó là phương tiện của sự hiểu biết, thứ có thể dễ dàng đạt được tùy vào việc chúng ta sẽ đáp ứng lại như thế nào khi trẻ khóc, vận động, cười và nhìn ngó. Tất cả những hoạt động đó là những nỗ lực của trẻ nhằm thu hút sự chú ý của chúng ta và cố gắng giao tiếp với chúng ta.

Nguồn: Sách sự thật về 3 năm đầu đời của trẻ.