fbpx
Trẻ em tại các trường Montessori được khuyến khích tương tác với học cụ bằng tất cả các giác quan mà không bị ép buộc hay kiểm soát (Credit: Alamy)

Montessori – Một Con Đường

(Bài viết trích từ Tạp Chí Montessori Dõi theo trẻ, Ấn phầm Mừng Xuân 2024. Download đầy đủ Tạp Chí tại đây)

Bà Maria Montessori đã dành trọn cuộc đời để “khám phá trẻ thơ” và chính những đứa trẻ đã giúp Montessori mở ra một lối đi mới, một con đường mới trong giáo dục. Con đường của Montessori là con đường được dẫn dắt bởi Trẻ, bởi những gì tuyệt vời nhất và nhiệm màu nhất của tạo hóa và tự nhiên. Một con đường mà khi chúng ta lựa chọn đi trên con đường đó, chúng ta có cơ hội được tái khám phá chính bản thân mình và cuộc sống. Chỉ khi đó chúng ta mới biết cách sống trọn vẹn, hạnh phúc và thuận hòa với mọi người và vạn vật trên vũ trụ.

Trên con đường được dẫn dắt bởi trẻ, ở một khoảnh khắc nào đó, chúng ta sẽ bắt đầu chạm được viên kim cương sáng chói trong mỗi chúng ta, đó chính là tình yêu thương đích thực, tình yêu thương dựa trên sự thấu hiểu.

Con đường Montessori luôn rộng mở, chào đón những ai mong muốn tìm về với tự nhiên, với những gì đẹp nhất bên trong chính mình và vạn vật. Thế giới của chúng ta sẽ dần trở nên tốt đẹp hơn, bắt đầu từ trẻ và mỗi một người lớn Montessori đã, đang hay sẽ lựa chon đi trên con đường này.

Trẻ em tại các trường Montessori được khuyến khích tương tác với học cụ bằng tất cả các giác quan mà không bị ép buộc hay kiểm soát (Credit: Alamy)
Trẻ em tại các trường Montessori được khuyến khích tương tác với học cụ bằng tất cả các giác quan mà không bị ép buộc hay kiểm soát (Credit: Alamy)

Montessori – trường có nhiều ảnh hưởng nhất thế giới?

Ở Mỹ, ảnh hưởng của trường học trong thế giới nghệ thuật và công nghệ đã được ghi nhận từ lâu. Nhưng tầm ảnh hưởng của phương pháp giáo dục còn vượt xa hơn cả điều đó. Nhà lãnh đạo độc lập Ấn Độ: Mahatma Gandhi là một người hâm mộ của phương pháp Montessori và đã mô tả cách trẻ em được dạy rằng “trẻ em không cảm thấy gánh nặng học tập vì trẻ học mọi thứ như trẻ đang chơi”. Rabindranath Tagore, nhà thơ đoạt giải Nobel, đã thành lập mạng lưới các trường Montessori để giải phóng khả năng tự thể hiện bản thân một cách sáng tạo của trẻ em.

Điều này có thật sự đúng?

Chúng tôi sẽ để chính các bạn, dù là đọc giả của tạp chí, hay một người giáo viên, phụ huynh, người hâm mộ của Montessori hay người đang có nhiều câu hỏi và hoài nghi về Montessori sẽ tự trả lời câu hỏi này cho chính bản thân mình trong hành trình khám phá bản thân, trẻ và cuộc sống.

Ban biên tập.

 

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VMC - Trung tâm Montessori Việt Nam