fbpx

HỌC TỪ TRẺ – SỰ NGÂY THƠ

Trích “Hướng dẫn lý thuyết Montessori”, tác giả A.M Joosten, Trung tâm Montessori Ấn Độ – IMC

Một khoá học không thể xảy ra nếu không có học trò, nhưng nó còn cần nhiều hơn thế nữa. Sự hăng hái và niềm hứng thú ngày một lớn trong trẻ về những thứ mà chúng ta đại diện khiến chúng trở thành bạn và giống như trước đó chúng ta đã gọi trẻ là những thành viên của một đại gia đình của những con người đã “phát hiện ra trẻ” và bây giờ cố gắng sống trong sự phụng sự cho phát hiện đó. Chúng ta đã cùng nhau trải nghiệm và trưởng thành trong nhận thức về sự thật rằng những Khoá Huấn Luyện Montessori này cố gắng để trở thành nhiều hơn việc chỉ đơn thuần là những khoá học chuyên nghiệp cho các giáo viên mầm non. Chúng nhắm đến mục tiêu đánh thức sự nhận thức thật về trẻ, một hiện thực vượt lên trên tất cả các hiện thực của loài người và xã hội – vâng, đó chính là tầm quan trọng về mặt tâm linh của trẻ, của Con Người đang trong quá trình phát triển.

Chúng ta thường nói đến sự ngây thơ của trẻ nhỏ. Như các nhà giáo dục – và không chỉ “những chuyên gia giáo dục”, mà mọi cá nhân người trưởng thành và cả xã hội của loài người – đã được tạo hoá ban cho một phần trong cái nghề nghiệp vĩ đại này – chúng ta cảm thấy có trách nhiệm và đặc quyền mang tính đạo đức cần phải cố gắng để bảo vệ và phát triển sự ngây thơ đó để xã hội tương lai có thể thoát khỏi nhiều cảm giác tội lỗi của sự thiếu sót và liên can vẫn còn  tồn tại trong xã hội ngày nay. Vì thế, giáo dục cố gắng trợ giúp con-người-trẻ-nhỏ để chuyển hoá một món quà đầy cảm hứng và sống động, thuộc về một giai đoạn nhất định của cuộc đời, thành một sự chinh phục cá nhân được bảo vệ và phát triển một cách có ý thức. Nó trợ giúp trẻ đấu tranh trong chính bản thân vì sự bảo tồn của trẻ và để phát triển sức mạnh đạo đức của sự khiêm nhường đích thực khi trẻ trở thành một nạn nhân của sự yếu đuối về tinh thần, về ý chí, về hành động hoặc phi hành động. Giáo dục chắc chắn không có khả năng làm được điều đó một mình, nhưng không gì có thể nghi ngờ rằng nó là một phương tiện vô cùng mạnh mẽ trong suốt giai đoạn đầu của cuộc sống khi đứa trẻ đang xây dựng các nền tảng cho tính cách, tinh thần và cảm nhận của trẻ. Khi trẻ hình thành nên những gì mà chúng ta có thể gọi là “hình dung đạo đức”, trẻ vẫn sở hữu sự ngây thơ của riêng trẻ. Tuy nhiên, chúng ta không nên nhìn nhận giáo dục là một điều gì đó được thực hiện chỉ vì trẻ và vì tương lai. Việc nhà giáo dục chỉ trợ giúp trẻ bảo tồn và phát triển kho báu trẻ thơ là không đủ, chúng ta không thể là những nhà giáo mà chúng ta nên và muốn là nếu đó là mục đích duy nhất của chúng ta. Chúng ta cũng nên nhìn nhận giáo dục như là một phương tiện để tiếp tục sự phát triển của chính chúng ta. Sự nhận biết và diễn đạt tường tận về sự thật “huyền bí” này là một trong những đóng góp to lớn nhất được giới thiệu trong lĩnh vực giáo dục bởi Bác sĩ Maria Montessori. Cội nguồn của phương pháp được đặt theo tên Bà xuất phát từ sự nhận biết này. Không chỉ có nguồn gốc của phương pháp, mà ngay cả sự phát triển không ngừng, sự truyền bá trên khắp thế giới và sự mở rộng ra toàn bộ giai đoạn phát triển của con người từ lúc sinh ra cho đến tuổi trưởng thành. Sự nhận thức tường minh này dẫn đến một phong trào xã hội về trẻ em được gọi là “Phong trào Montessori”.

Do đó, là những nhà giáo chúng ta không những nên dạy trẻ những điều sẽ làm trẻ mạnh mẽ trong nỗ lực suốt đời để bảo tồn hay lấy lại sự ngây thơ, mà chúng ta còn nên học từ trẻ và giúp trẻ dạy chúng ta củng cố và làm phong phú cuộc sống của chúng ta với các bài học từ cuộc sống của trẻ. Chúng ta nên nhận thấy nghề nghiệp giáo dục của mình là để tìm thấy trong nó một phương tiện để trở thành giống như trẻ, trong khi vẫn là người lớn ở cấp độ của chính chúng ta, trong phạm vi hành động của riêng chúng ta, cả trên phương diện cá nhân lẫn xã hội. Trong đó, chúng ta có thể tìm thấy được một phương tiện không chỉ đơn thuần là để chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho xã hội, mà còn nhận thấy sự tiến bộ của xã hội với sự trợ giúp của trẻ.

Chúng tôi đã cố gắng để diễn đạt khía cạnh đầy cảm hứng liên quan đến sự ngây thơ của trẻ này – có lẽ bởi trong thời đại công nghệ và hạt nhân này, chúng ta gần như bị đe doạ bởi việc sử dụng một cách sai trái hoặc thiếu hiểu biết những thành tựu rực rỡ từ những cuộc chinh phục tài nguyên, sức mạnh và năng lượng thiên nhiên của loài người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VMC - Trung tâm Montessori Việt Nam