Tầm quan trọng của giai đoạn nhạy cảm

Vào những năm thập niên 60, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chú mèo con, thiếu hụt các đầu vào về thị giác trong ba tháng đầu đời, đều bị mù. Nếu không có các kích thích từ môi trường trong “thời kỳ quan trọng” hay còn gọi là “thời kỳ nhạy cảm” để phát triển thị giác thì các kết nối thần kinh cho thị giác của mèo con sẽ không bao giờ phát triển.

Tương tự với chuột, chúng sẽ không phát triển các cọng ria một cách bình thường và độ nhạy cảm trên gương mặt nếu chúng bỏ lỡ thời kỳ quan trọng để phát triển “hệ thống cọng râu” của mình. Khoảng thời gian này xảy ra trong những ngày đầu tiên sau sinh và MỘT KHI ĐÃ BỎ LỠ SẼ KHÔNG THỂ CÓ LẠI ĐƯỢC NỮA.

Hay với khỉ, nếu những chú khỉ con bị thiếu các kích thích xã hội thường xuyên trong sáu tháng đầu tiên sau sinh. Chúng sẽ trở thành những chú khỉ không khỏe mạnh về mặt cảm xúc.

Những thí nghiệm này đều chứng minh điều mà bà Maria Montessori đã khám phá ra cách đây hơn một thế kỷ: CÓ NHỮNG KHOẢNG THỜI GIAN QUAN TRỌNG MÀ NÃO TRẺ ĐANG PHÁT TRIỂN ĐÒI HỎI NHỮNG KÍCH THÍCH CỤ THỂ VÀ NHẤT ĐỊNH. Nếu các giai đoạn này bị bỏ lỡ, sự thiếu hụt có thể là vĩnh viễn.

“Tôi nghĩ điều quan trọng là phải nói với cha mẹ rằng các cha mẹ đang tham gia vào sự phát triển thể chất não bộ của con trẻ tương ứng chính xác với mức độ mà che mẹ tương tác và giao tiếp với con. Tương tác ngôn ngữ thực sự giúp xây dựng mô trong não của con. Các trung tâm ngôn ngữ của não đơn giản là không thể đạt được sự trưởng thành hoàn toàn nếu không có nhiều các kích thích.”- Maria Montessori

Theo Montessori, con trẻ trải qua một mô thức có thể dự đoán được về các giai đoạn nhạy cảm theo độ tuổi của con. Tin tốt là trong giai đoạn nhạy cảm, con trẻ tiếp thu các khái niệm cụ thể một cách dễ dàng. Và khi con đang ở trong một trong những giai đoạn nhạy cảm này, CON SẼ HƯỚNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG HOẶC BÀI HỌC NHẤT ĐỊNH VỚI MỘT SỰ QUAN TÂM MÃNH LIỆT, ĐÔI KHI KHÔNG THỂ KÌM NÉN ĐƯỢC.

Giai đoạn nhạy cảm là ngọn lửa bùng cháy của sự hứng thú đến một thứ gì đó, trong suốt khoảng thời gian này con trẻ đạt được một kỹ năng mới cụ thể. ~ Mary Ellen Maunz

Tuy nhiên, một khi cửa sổ (giai đoạn nhạy cảm) đã đóng lại, thông tin/kỹ năng tương tự phải được học một cách khó khăn, thông qua ghi nhớ và lặp lại, hoặc tệ hơn là không thể học được.

Vậy làm thế nào để chúng ta, các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ, đảm bảo rằng con cái chúng ta có “đầu vào” cần thiết để phát triển hết tiềm năng của mình? Hãy để những khám phá của bà Maria Montessori dẫn đường cho cha mẹ. Người đã dành cả cuộc đời để khám phá hoạt động bên trong tâm trí đang phát triển của con trẻ. 

Nguồn: Age of Montessori