fbpx

Những phép màu không được công nhận

(Bài viết trích từ Tạp Chí Montessori Dõi theo trẻ, Ấn phầm Mừng Xuân 2024. Download đầy đủ Tạp Chí tại đây)

“Chúng ta không nên coi trẻ sơ sinh là những con người nhỏ bé, bất lực mà là những con người có kích thước nhỏ bé nhưng có năng lực trí tuệ to lớn và nhiều khả năng thể chất. Nhưng những điều này chúng ta không thể chứng kiến ​​được trừ khi môi trường xung quanh trẻ đủ điều kiện để hỗ trợ sự biểu hiện của sự sống”.

Từ một môi trường được bảo vệ rất tốt trong bụng mẹ, ấm áp dễ chịu, được tiếp xúc thoải mái, được kiểm soát nhiệt độ và kiểm soát tiếng ồn, trẻ sơ sinh đến giữa chúng ta và đến một nơi tràn ngập ánh sáng rực rỡ, âm thanh, nhiệt độ dao động và sự tiếp xúc khó chịu/khắc nghiệt.

Bà Sylvano Montenaro, một chuyên gia Montessori cho trẻ sơ sinh nói rằng: “Chúng ta không nên coi trẻ sơ sinh là những con người nhỏ bé, bất lực mà là những con người có kích thước nhỏ bé nhưng có năng lực trí tuệ to lớn và nhiều khả năng thể chất không thể chứng kiến ​​được trừ khi môi trường hỗ trợ sự biểu hiện của sự sống”.

Người ta nhận thấy rằng những tháng đầu đời đặt nền tảng cho thái độ đối với thế giới. Cuộc sống trong năm đầu tiên cũng chứng kiến ​​sự phát triển tự lập tuyệt vời của trẻ. Hầu hết các bậc cha mẹ đều đối xử với đứa trẻ như thể trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào họ. Trách nhiệm của người lớn là phải biết khi nào trẻ cần chúng ta và khi nào nên lùi lại phía sau trẻ. Khi chúng ta thật sự quan sát trẻ sơ sinh, chúng ta sẽ chú ý thấy rằng trẻ luôn tìm mọi cơ hội để tự lập.

Montessori: “Hai năm đầu tiên của cuộc đời là quan trọng nhất. Quan sát chứng minh rằng trẻ nhỏ được ban cho những năng lực tâm lý tinh thần đặc biệt và quan sát cũng chỉ ra những cách mới để những nguồn sức mạnh đó có thể được hiển lộ – hay theo nghĩa đen là “giáo dục bằng cách thuận theo tự nhiên”. Vì vậy, ở đây bắt đầu một con đường mới, trong đó sẽ không có người giáo viên dạy đứa trẻ mà chính đứa trẻ sẽ dạy người giáo viên”.

Ngủ! 

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn người lớn, nhưng thường các phương pháp điều chỉnh của chúng ta khiến chúng ta nghĩ rằng việc đánh thức trẻ dậy là cần thiết. Điều chúng ta cần hiểu là em bé có thể điều chỉnh giấc ngủ của mình để đảm bảo sức khỏe – thể chất và tinh thần. Bác sĩ Sylvano nói “rất nhiều hoạt động trí óc diễn ra trong khi ngủ và mơ”. Chúng ta cần hiểu rằng giấc ngủ rất quan trọng vì nhiều lý do và không bao giờ bị xáo trộn chỉ để phù hợp với các phương pháp điều tiết của chúng ta. Giấc ngủ nên đến với trẻ một cách tự nhiên. Không nên bắt trẻ ngủ bằng nỗ lực của người lớn.

Khóc! 

Liệu chúng ta có thể đánh đồng những âm thanh phát ra từ đứa trẻ với sự bất hạnh vì người lớn khóc khi không vui không? Chúng ta có thể coi việc khóc là phương tiện giao tiếp của trẻ không? Hay chúng ta sẽ nói em bé khóc đòi ăn? Bác sĩ Montessori cho biết “phương pháp giao tiếp như vậy có thể vì nhiều lý do. Đưa bình vào miệng không phải là giải pháp duy nhất”. Người ta quan sát thấy rằng trẻ sơ sinh khóc khác nhau vào những thời điểm khác nhau.

Ngôn ngữ! 

Âm nhạc, truyện kể, ngôn ngữ đều là những chất liệu đầu vào tốt cho trẻ sơ sinh. Em bé rất nhạy cảm với lời nói của con người hơn trong số tất cả các âm thanh khác. Đó chính xác là lý do tại sao chúng ta nên nói ngôn ngữ chất lượng theo cách nói tự nhiên. Các thực nghiệm đã chỉ ra rằng khi em bé phát ra âm thanh và được người lớn lặp lại, em sẽ cảm thấy thú vị. Cuối cùng,  em cố gắng bắt chước cách nói chuyện của người lớn.

Vận động!

Người lớn nên nhận thức rằng trẻ học đi bằng cách đi, học leo trèo bằng cách leo trèo, v.v…. Người quan sát có thể nhận thấy việc bò, đứng, đi vệ sinh hoặc tự ăn diễn ra vì nhu cầu tự lập của trẻ. Việc kiềm chế hoặc hạn chế những cố gắng vận động như vậy sẽ không giúp ích gì cho trẻ mà còn gây trở ngại cho  vận động của trẻ và sau đó là sự phát triển của trẻ. Nhiều người không hiểu rằng việc hạn chế vận động thể chất sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển tâm lý tinh thần của trẻ.
Cách thức trẻ sơ sinh dần dần chinh phục một số vận động – nằm sấp, trườn, bò, ngồi và đứng là một trong những điều kỳ diệu nhất của cuộc đời. Vai trò của người lớn nằm ở việc tạo ra một môi trường cho phép trẻ chinh phục theo cách tự nhiên của mình. “Đây chỉ là phần chỏm của tảng băng trôi. Những ai muốn khám phá ra những mầu nhiệm lớn lao về Trẻ thì phải nỗ lực rất nhiều để thực hiện điều đó.”

“Không ai có thể tự do nếu không có sự tự lập, do đó, để đạt được sự tự lập này, những biểu hiện tích cực của tự do cá nhân phải được hướng dẫn ngay từ thời thơ ấu.”

Maria Montessori

Nguồn: Được biên tập từ bài viết của Bà Meenakshi S. – Trung tâm Montessori Ấn Độ

Dịch bởi Trung tâm Montessori Việt Nam

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VMC - Trung tâm Montessori Việt Nam