fbpx
Vì sao giáo viên Montessori cần được đào tạo?

Vì sao giáo viên Montessori cần được đào tạo?

(Bài viết trích từ Tạp Chí Montessori Dõi theo trẻ, Ấn phầm Mừng Xuân 2024. Download đầy đủ Tạp Chí tại đây)

Tương lai của một đất nước, của chính cuộc sống, phụ thuộc vào việc những đứa trẻ lớn lên có thể trở thành những công dân có khả năng mang theo ngọn đuốc, những ước mơ, những khả năng và kiến thức về một nền văn hóa, về nhân loại. Và tương lai của một đứa trẻ chủ yếu được quyết định bởi những gì đã xảy ra trong những năm đầu đời.

Khoa học thần kinh hiện đại cho chúng ta biết rằng khoảng sáu đến bảy năm đầu đời là giai đoạn các tế bào não và những kết nối thần kinh giữa chúng phát triển rất nhanh. Những kỹ năng mà trẻ học được ở độ tuổi này là nền tảng hình thành nên người lớn của tương lai. Vậy thì có thể nói rằng tương lai của đất nước, của nhân loại phụ thuộc vào những gì đứa trẻ nhận được trong những năm đầu đời của trẻ.

Trách nhiệm nuôi dạy con cái là của cả cộng đồng chứ không phải của riêng cha mẹ. Và vai trò của một môi trường được chuẩn bị đặc biệt cho phép trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất, dưới sự quan sát và hướng dẫn của những người lớn đã qua đào tạo là rất quan trọng đối với cộng đồng này. Người lớn được đào tạo liên tục chuẩn bị môi trường cho trẻ, theo nhu cầu của trẻ ở giai đoạn phát triển đó. Người lớn được đào tạo giúp trẻ trở nên tự lập và tự lực, đồng thời nhạy cảm với nhu cầu của những người xung quanh và quan tâm đến môi trường trẻ đang sống.

“Quá trình đào tạo mà người lớn trong Ngôi nhà Trẻ thơ Montessori (hay thông thường được biết đến là trường mầm non) trải qua không chỉ đơn thuần là một khóa học hay chương trình phát triển kỹ năng mà còn là một hành trình tinh thần để chuẩn bị cho họ cống hiến hết mình trong công việc phụng sự trẻ, đặc biệt là hỗ trợ trẻ tự xây dựng/ kiến tạo nên bản thân mình.”

Nếu chúng ta so sánh việc xây dựng hay kiến tạo của trẻ giống như việc xây dựng nên một tòa nhà thì có rất nhiều tiêu chí cần được xem xét trước khi bắt đầu xây dựng tòa nhà đó. Chúng ta cần hiểu rõ về đất ở khu vực đó, dựa vào đó chúng ta có thể phân tích loại công trình nào có thể được xây và sau đó chúng ta cần xem loại nguyên vật liệu thô nào cần thiết để xây dựng được công trình đó và chúng ta cũng cần hiểu nơi để tìm những nguyên vật liệu này và vào thời điểm nào cần những vật liệu nào và theo thứ tự như thế nào. Có rất nhiều yếu tố được xem xét để xây dựng một tòa nhà vô hồn. Thế còn công trình xây dựng cả một con người của trẻ thì sao?

Trẻ không thể tự mình thu thập tất cả những nguyên liệu thô cần thiết và phải phụ thuộc vào những người lớn xung quanh để có những nguyên liệu thô cho quá trình tự kiến tạo. Vì vậy, những người lớn phụ trách giúp đỡ công trình vĩ đại này cần phải hiểu rõ toàn bộ quá trình kiến tạo trước khi đưa ra những trợ giúp cần thiết cho nó. Đó là nơi mà các khóa đào tạo sẽ giúp ích. Những khóa đào tạo hay chương trình đào tạo giúp người lớn hiểu về trẻ, các nhiệm vụ và nhu cầu của trẻ dựa trên những nhiệm vụ, cũng như cách thức giúp đỡ, khi nào và ở mức độ nào.

Trung tâm Montessori Ấn Độ, nơi tiếp tục thực hiện các Khóa đào tạo Montessori Ấn Độ (Indian Montessori Training Courses – IMTC) do Bác sĩ Maria Montessori bắt đầu khi bà lưu trú ở Ấn Độ và sau đó là đại diện của bà, ông A.M. Joosten và ông S.R. Swamy, đã ứng dụng tốt các nguyên tắc và triết lý đào tạo của Bà Montessori trong bối cảnh Ấn Độ và nhu cầu văn hóa đa dạng của nước này trong nhiều thập kỷ.

Với sự cộng tác của Trung tâm Montessori Việt Nam (VMC), các khóa học này hiện đã được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của trẻ em Việt Nam và nền văn hóa khác biệt nhưng có chung bối cảnh với Ấn Độ. Sự kết hợp giữa công nghệ dành cho các lớp học từ xa và các buổi thực hành dành cho các bài tập thực hành mang lại hiệu quả tốt nhất cho cả hai phương thức học tập, bên cạnh việc tiếp xúc với một nền văn hóa mới hơn nhưng không quá khác biệt, và do đó mở rộng tầm nhìn của những người lớn được đào tạo tại VMC.

BÀI VIẾT: Ms. SHALINI P. GOPALAKRISHA* – Giáo viên, Giảng viên, Giám đốc đào tạo của IMTC

Ms. SHALINI P. GOPALAKRISHA:

  • Giám đốc IMTC Hosur;
  • Người sáng lập, Giám đốc Ngôi nhà trẻ thơ Vismayo Montessori, Hosur;
  • Hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực Montessori (Nhóm tuổi 3-6 và 6-12);
  • Chuyên gia đào tạo, tư vấn Montessori thuộc IMC;
  • Thành viên nòng cốt của hội nghị, hội thảo, chương trình định hướng của IMC;
  • Giám đốc đào tạo chương trình đào tạo Giáo viên Montessori (2.5-6), Giảng viên nòng cốt cho các chương trình tại Việt Nam từ năm 2018.
Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VMC - Trung tâm Montessori Việt Nam